Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Rèm nhựa pvc có sợi carbon chống tĩnh điện

Unknown     03:08    
Rèm nhựa PVC có tích hợp khả năng chống tĩnh điện, hay nói cách khác là không hoặc hạn chế bám bụi tĩnh điện. Sản phẩm này thường được sử dụng trong các nhà máy sản xuất, chế tạo, lắp ráp linh kiện, thiết bị điện tử, các trung tâm nghiên cứu, phân tích mẫu hợp chuẩn, đòi hỏi các tiêu chuẩn cao về mức đọ sạch (phòng sạch)

Mục đích sử dụng màn nhựa pvc chống tĩnh điện:

-  Rèm nhựa PVC chống tĩnh điện có thể được sử dụng như một bức tường rào hoặc vải màn bảo vệ trong môi trường nhạy cảm ESD.
-  Cấu tạo rèm PVC chống tĩnh điện, line  carbon chống tĩnh điện hình lục giác 
được tích hợp trên một mặt của tấm nhựa PVC,
-  Rèm nhựa PVC chống tĩnh điện  khả năng che chắn tốt để nó có thể được sử dụng như lớp bảo vệ hoặc các công cụ tĩnh điện nên được kiểm soát.

Thông số kỹ thuật màn nhựa chống tĩnh điện:

-  Bề mặt điện trở suấtInside 108 ~ 109, bên ngoài <105
-  Bề mặt Resisitivity: Bề mặt 10E5 ~ 10E7Ω / Sq. M
-  Trở lại 10E9 ~ 10E11 Ω / SqM
-  Độ dày:                0.3mm, 0.5mm1.0mm
   Chiều rộng: 1370mm
   Cuộn:                30m/roll
cuộn nhựa pvc chống tĩnh điện khổ lớn
Cuộn nhựa pvc chống tĩnh điện khổ lớn
Ứng dụng: Màn nhựa pvc chống tĩnh điện khổ lớn được sử dụng làm phòng sạch, vách phân vùngtường ngăn, rèm hoặc bao checho khu vực nhạy cảm ESD, Nhà máy cháycác biện pháp cháy Buliding cao
Hình ảnh ứng dụng:
Màng nhựa pvc chống tĩnh điện khổ lớn lắp đặt phòng sạch
Màng nhựa pvc chống tĩnh điện khổ lớn lắp đặt phòng sạch

màng nhựa pvc chống tĩnh điện khổ lớn

Màn nhựa pvc chống tĩnh điện khổ lớn lắp đặt ngăn bám bụi
Chi tiết liên hệ: Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp MECI
ĐC: 164 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội
Hotline: 0902227007

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Cách lựa chọn cửa lưới chống muỗi

Unknown     02:08    
Hiện nay trên thị trường các sản phẩm cửa lưới chống muỗi rất đa dạng và phong phú nhiều chủng loại, các sản phẩm cửa chống muỗi từ lâu đã được bán tại thị trường Việt Nam. Các loại cửa này chủ yếu được sản xuất trong nước.



Chất liệu chủ yếu là khung được làm từ nhôm, lưới Inox và dùng 2 kiểu đóng mở chính là cánh mở bằng bản lề hoặc dùng bánh xe đẩy sang bên, ưu điểm của dòng sản phẩm này là đơn giản, giá thành rẻ. Bất tiện cửa các dòng sản phẩm này là không giấu được cánh khi không sử dụng, nếu là loại dùng bản lề cửa hay bị sệ, loại mở bằng bánh xe ray dẫn hướng thô, dùng một thời gian hay bị kẹt cứng. một yếu tố nữa là khó khăn trong việc vệ sinh, lưới không tự căng lại khi bị trùng (do va đập), không phù hợp kiến trúc khi lắp trên các chất liệu như gỗ, nhựa.



Một dòng sản phẩm khác đó là cửa lưới chống muỗi tự cuốn, đây là dòng sản phẩm với chất liệu chính là nhôm định hình, phụ kiện nhựa, lưới bằng sợi thủy tinh. Cấu tạo của dòng sản phẩm này là lưới được cuốn vào bên trong lô cuốn(roller) nhờ loxo bố trí bên trong. Ưu điểm của sản phẩm này là giấu được lưới bên trong lô cuốn, lưới có thể căng lại khi bị va đập, hình thức khá bắt mắt, yếu điểm là do hoạt động nhờ hệ thống loxo nên sau khi dùng một thời gian loxo dễ bị mỏi, gẫy dẫn đến độ căng lưới giảm hoặc cửa bị hỏng không dùng được. Loại cửa này không dùng được cho cửa kích thước lớn (phù hợp kích thước nhỏ) không chịu được gió to (hay bị bung lưới).



Vài năm gần đây thị trường có thêm sự xuất hiện của sản phẩm cửa chống muỗi xếp, đây là dòng cửa chống muỗi cao cấp đem đến người sử dụng tính năng độc đáo, lưới xếp thành các nếp (giống quạt giấy) gọn gang, chắc chắn rất bền. Sản phẩm này rất phù hợp khi dùng cho cửa sổ, cửa đi và chịu được gió to và đặc biệt là cửa có thể dùng cho kích thước lớn.


Khung được nhà sản xuất thiết kế đặt riêng (nhẹ, rất cứng) làm bằng nhôm sơn tĩnh điện, hệ thống phụ kiện được sản xuất từ thép mạ kẽm và nhựa HDPE chịu được mọi loại thời tiết. Phù hợp với các chung cư và biệt thự cao cấp, độ thẩm mỹ cao, sang trọng.


Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Cách chống muỗi khi đi du lịch xa nhà

Unknown     02:30    
Khi đi chơi xa, để hạn chế vết muỗi cắn, bạn nên chú ý trang phục, khu vực cắm trại, sử dụng sản phẩm chống muỗi...
Tháng 8-9 cũng là giai đoạn cao điểm của muỗi và các loại côn trùng với nhiều cơn mưa dai dẳng, thời tiết nóng ẩm. Vì vậy, gia đình cần trang bị đầy đủ các vật dụng trước khi chuyến đi bắt đầu để bảo vệ cả nhà khỏi nguy cơ từ muỗi, côn trùng.
1-6200-1440148296.jpg
Trang phục
Nếu đi cắm trại hoặc picnic ngoài trời, các thành viên trong gia đình nên mặc quần áo kín đáo để giảm nguy cơ bị muỗi tấn công. Màu sắc của trang phục cũng rất quan trọng. Côn trùng nói chung có xu hướng bị thu hút bởi quần áo sẫm màu hoặc có nhiều hoa văn. Mức độ hấp dẫn muỗi của các màu sắc từ cao xuống thấp gồm đen (màu hấp dẫn nhất), đỏ (màu rất hấp dẫn), xám và xanh lam (bình thường), kaki và vàng (kém hấp dẫn).
Theo Tiến sĩ Jonathan Day, khoa y tế côn trùng học, Đại học Florida, Mỹ nếu mặc đồ tối màu, bạn sẽ ở vị trí ngược sáng và muỗi có thể nhìn thấy, đó là nguyên nhân khiến bị muỗi đốt nhiều hơn. Do đó, các gia đình nên chọn trang phục có màu sắc trung tính như màu kaki, màu be và màu ô liu để giảm sự thu hút muỗi. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý tránh cho bé đi chân trần hoặc giày dép hở. Thay vào đó nên mang giày kín và sử dụng loại tất có khả năng thấm hút mồ hôi để đảm bảo khô thoáng và không gây mùi kích thích muỗi.
Lựa chọn khu vực cắm trại
Khi tìm khu vực để nghỉ ngơi hoặc cắm trại, các gia đình nên chọn nơi rộng rãi, thoáng đãng và khô ráo để muỗi không dễ dàng đến gần được. Cần tránh những vùng rậm rạp, ẩm ướt, ứ đọng nước hay những chỗ có nhiều gỗ mục và lá cây vì đó là nơi trú ngụ không những của muỗi mà còn rất nhiều loài côn trùng nguy hiểm khác như bọ cạp, rết, vắt, đỉa… Nếu có ý định cắm trại qua đêm, các mẹ nên chuẩn bị màn ngủ vì đây là phương pháp rất hiệu quả và tiện dụng để phòng chống muỗi đốt khi ngủ.
Giữ cơ thể luôn ngậm nước
Duy trì cơ thể ngậm nước là một phương pháp hữu hiệu để tránh muỗi trong những chuyến đi chơi dài ngày. Muỗi có xu hướng bị hấp dẫn bởi mùi mồ hôi và người có thân nhiệt cao nên khi cảm thấy cơ thể bắt đầu ra mồ hôi, ba mẹ nên cho bé uống nước ngay để bổ sung lượng nước đã mất.
Sử dụng các sản phẩm xua đuổi muỗi
Hiện nay, các sản phẩm chống muỗi dạng xịt hoặc thoa rất phổ biến vì hiệu quả và an toàn trong việc xua đuổi muỗi cũng như sự tiện lợi khi các gia đình có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) và Viện Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), thành phần giúp xua đuổi muỗi hiệu quả được sử dụng rộng rãi cho đến nay là Deet (Diethyltoluamide). Deet không phải là hóa chất diệt muỗi, chỉ có tác dụng làm che kín các chất do da con người tiết ra CO2 và acid lactic, những chất có mùi rất hấp dẫn và thu hút muỗi. Sử dụng sản phẩm chống muỗi với nồng độ Deet từ 10 đến 30% giúp xua đuổi muỗi hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.

Thả hàng ngàn con muỗi Aedes Aegypti ra đảo Trí Nguyên để thay thế muỗi tự nhiên.

Unknown     02:17    

Tỉnh Khánh Hòa sẽ thả hàng ngàn con muỗi Aedes Aegypti ra đảo Trí Nguyên để… thay thế muỗi tự nhiên.

Quần thể muỗi Aedes Aegypti mang các tác nhân sinh học Wolbachia sẽ được thả ra đảo Trí Nguyên (thuộc P.Vĩnh Nguyên, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) để thay thế muỗi tự nhiên có khả năng truyền bệnh SXH.

Khánh Hòa thả hàng ngàn muỗi để... hại muỗi hoang
Đây là nội dung được các nhà khoa học trong và ngoài nước thảo luận tại Hội thảo triển khai dự án “Đánh giá khả năng thay thế của quần thể muỗi Aedes Aegypti mang các tác nhân sinh học Wolbachia".

Theo các nhà khoa học quần thể muỗi Aedes Aegypti mang các tác nhân sinh học Wolbachia khi được thả vào tự nhiên sẽ lây truyền khuẩn Wolbachia cho muỗi tự nhiên. Loại vi khuẩn này khi xâm nhập vào muỗi tự nhiên sẽ gây ra những ức chế sự nhân lên của virus Dengue - virus gây bệnh SXH - đồng thời làm giảm tuổi thọ của muỗi thường.
Khi muỗi Aedes Aegypti mang các tác nhân sinh học Wolbachia được thả vào tự nhiên, qua giao phối sẽ làm ức chế sự nhân lên của virus Dengue trong muỗi vằn, từ đó thay thế loại muỗi mang virus SXH này.
Được phát hiện từ năm 1924, vi khuẩn Wolbachia qua kiểm nghiệm không lây sang người. Australia đã thả loại muỗi này vào cộng đồng từ năm 2011, kết quả thu được khá khả quan.

Theo Tiến sĩ Viên Quang Mai, Phó viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang, trung bình hàng năm tại Việt Nam có hơn 50.000 ca nhiễm SXH, trong đó số ca tử vong là trên 50, nghiêm trọng nhất là khu vực miền trung.
Theo chu kỳ, dịch SXH sẽ bùng phát trở lại sau 5 năm, thế nhưng năm 2010 khu vực này đã bùng phát dịch và từ đầu năm 2012 dịch quay trở lại với hơn 34.000 ca (năm 2010 là 36.000 ca), trong đó có 14 trường hợp tử vong.

Khánh Hòa là tỉnh có số ca nhiễm cao nhất khu vực miền trung. Thống kê của Sở Y tế Khánh Hòa cho thấy đến cuối 2012 toàn tỉnh có gần 5.300 ca nhiễm, trong đó có 5 ca tử vong. Đặc biệt tại Khánh Hòa đã phát hiện lưu hành cả 4 typ vi rút gây bệnh SXH D1, D2, D3, D4…

Sự gia tăng bất thường chu kỳ bùng phát dịch SXH, trong khi đó các biện pháp phòng trách tỏ ra không hiệu quả. Vì vậy phương pháp thay thế tác nhân muỗi mới để loại bỏ virus gây bệnh SXH hi vọng sẽ thành công, hạn chế được sự lây lan của dịch.

Sở dĩ chọn đảo Trí Nguyên để triển khai dự án bởi nằm xa đất liền, có quần thể muỗi tự nhiên cao quanh năm. Hiện kết quả triển khai thực địa cho thấy tỷ lệ sống của muỗi chứa vi khuẩn Wolbachia đạt 80 - 100%, không có tác động nào ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Đa số các hộ dân trên đảo đồng tình để dự án được triển khai. Sau khi tiến hành khảo sát các bước cần thiết, tháng 4/2013 các nhà khoa học bắt đầu thả muỗi ra đảo.
Nguồn bài: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/khanh-hoa-tha-hang-ngan-muoi-de-hai-muoi-hoang-1359589458.htm

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Cách chống muỗi đơn giản từ miếng dán chống muỗi

Unknown     20:11    

Chống muỗi đốt cho trẻ là điều bà mẹ nào cũng muốn làm nhưng sử dụng miếng dán chống muỗi không rõ nguồn gốc có thể khiến da bé bị mẩn ngứa, "mù mùi"...


Cho trẻ dùng miếng dán chống muỗi không rõ nguồn gốc có thể gây “mù mùi”, mẩn ngứa
 
Nguy cơ mẩn ngứa
 
“Các chất được gọi là hương liệu thiên nhiên thực chất cũng là các chất hóa học nên có thể có phản ứng phụ gây kích ứng cho da, nhất là trẻ em. Đang là mùa sốt xuất huyết nên các bà mẹ cần thận trọng với các quảng cáo chống muỗi, cần tìm hiểu và có cách dùng hợp lý.

Có thể xua muỗi bằng cách mắc màn cho trẻ ngủ, mặc quần dài, vệ sinh nhà sạch sẽ. Ngoài ra, có thể dùng hương muỗi hay thuốc xịt muỗi đã được Bộ Y tế cấp giấy phép. Khi đốt hay xịt cần đưa trẻ ra ngoài, đậy kín đồ ăn... Còn các sản phẩm bôi nên dùng đúng hãng được nhập khẩu đàng hoàng. Nên thử kích ứng trước khi bôi”, PGS Nguyễn Đức Mạnh, khoa Sinh học phân tử, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TƯ, cho biết.

Bán miếng chống muỗi trong cửa hàng nhôm kính!

Chị Nguyễn Thị Minh (Mai động, Hà Nội) mua miếng dính chống muỗi với nhiều lời quảng cáo “ngọt như mía lùi” qua mạng: Chỉ cần dán vào quần áo là có thể ngăn muỗi đốt từ 8 - 12 tiếng. Sản phẩm có mùi hương dịu nhẹ được chiết xuất từ tinh dầu tự nhiên như sả và bạch đàn, an toàn cho da của tất cả mọi người, kể cả trẻ sơ sinh. Đây là sản phẩm bán chạy tại các nước châu Á...

Tuy nhiên theo chị Minh, sau khi mua một gói có 10 miếng dính với giá 40.000đ về dùng thử thì chị hoàn toàn thất vọng với những lời quảng cáo đó. Mùi hương sả khiến bé rất khó chịu, nằng nặc không cho dán vào quần áo. Khi dán lén được thì muỗi vẫn “hôn bé” như thường. Thậm chí có lúc, bé bóc ra cho vào miệng hay dính vào da khiến vùng da đó bị mẩn ngứa.

Theo địa chỉ trên mạng, chúng tôi tìm đến địa chỉ 375 Trần Khát Chân, Hà Nội để tìm mua miếng dính. Vòng đi vòng lại mấy lần vì theo đúng địa chỉ là cửa hàng gia công đồ nhôm kính. Mãi đến khi thấy miếng giấy đề bán miếng chống muỗi được dán “khiêm tốn” trên một tủ kính ở trong góc nhà, chúng tôi mới mạnh dạn vào hỏi.

Vừa nghe có người hỏi mua miếng dán chống muỗi, chị chủ nhà đã nhanh chân chạy vào trong cầm bọc ni lông đựng vài chục miếng dính đưa ra. Chị cho biết có hai loại với hai mùi hương khác nhau. Một túi 8 miếng giá 30.000đ, túi 10 miếng giá 40.000đ. Đồng thời, chị cũng khẳng định, đây là hàng xách tay từ Hàn Quốc, chất lượng đảm bảo... (mặc dù chưa được kiểm chứng bởi các cơ quan y tế Việt Nam). Kèm theo đó, một tờ giấy có màu sắc bắt mắt bằng tiếng Việt được người bán ghim vào túi.

Dùng lâu gây mất khả năng nhận mùi của trẻ

Cầm miếng dán chống muỗi (do phóng viên chuyển), PGS.TS Nguyễn Thúy Hoa, trưởng khoa Côn trùng và Động vật học, Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho biết, đây là sản phẩm chưa được kiểm tra bởi Bộ Y tế Việt Nam, không được bán tại Việt Nam dù được quảng cáo tốt đến đâu. “Nếu thanh tra y tế biết sẽ xử phạt nặng địa điểm bán miếng dán này”, PGS Hoa khẳng định.

Nói về chất lượng sản phẩm, PGS Hoa cho rằng khó có thể khẳng định được sản phẩm tốt hay dở, có gây kích ứng cho da hay không vì đến nay vẫn chưa được ai kiểm nghiệm. “Theo nguyên tắc, tinh chất trong cây sả và bạch đàn có thể khiến muỗi bị xua đi khi ngửi thấy mùi. Nhưng chất lượng sản phẩm sẽ không cao lắm hay tuyệt đối với côn trùng, nhất là đối với loại muỗi vằn khi đã đói thì sức hấp dẫn của mùi người sẽ mạnh hơn cả mùi này. Vì thế, các bà mẹ đừng nên chủ quan khi dùng”, PGS Hoa khẳng định.

Thông thường, để sản xuất miếng dán, nhà sản xuất phải dùng tinh dầu sả và các dung môi khác hay keo dính để dính vào quần áo. Trong khi trẻ nhỏ rất hiếu động và nghịch nên dù được khuyến cáo là dính trên quần áo vẫn có thể bị dính vào da hay cho vào miệng. Nếu hàng không được kiểm định tốt thì nguy cơ bị mẩn ngứa hay lở là rất cao vì da trẻ rất non và dễ mẫn cảm. Bên cạnh đó, khi đưa miếng dán ra khỏi túi bọc, PGS Hoa cũng cho biết, mùi các loại cây này có thể khiến trẻ không thích. Nếu ngửi thường xuyên chất này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phân biệt mùi của khứu giác trẻ.

Với 30.000đ/8 miếng dính nhỏ thì có tác dụng trong 50cm, PGS Hoa cho biết: "Nếu trẻ cao trên 1m, các bà mẹ sẽ phải dùng 2 - 3 miếng hay dưới 1m thì dùng được 1 tuần/ 1 túi. Số tiền đó quá đắt để chống muỗi".

Các loại cửa lưới chống muỗi

Unknown     20:03    

Hiện nay trên thị trường các sản phẩm cửa lưới chống muỗi rất đa dạng và phong phú nhiều chủng loại, các sản phẩm cửa chống muôi từ lâu đã được bán tại thị trường Việt Nam. Các loại cửa này chủ yếu được sản xuất trong nước.

Cửa chống muỗi loại tiết kiệm

Chất liệu chủ yếu là khung được làm từ nhôm, lưới Inox và dùng 2 kiểu đóng mở chính là cánh mở bằng bản lề hoặc dùng bánh xe đẩy sang bên, ưu điểm của dòng sản phẩm này là đơn giản, giá thành rẻ. Bất tiện cửa các dòng sản phẩm này là không giấu được cánh khi không sử dụng, nếu là loại dùng bản lề cửa hay bị sệ, loại mở bằng bánh xe ray dẫn hướng thô, dùng một thời gian hay bị kẹt cứng. một yếu tố nữa là khó khăn trong việc vệ sinh, lưới không tự căng lại khi bị trùng (do va đập), không phù hợp kiến trúc khi lắp trên các chất liệu như gỗ, nhựa.
Cửa chống muỗi loại kinh tế


Một dòng sản phẩm khác đó là cửa lưới chống muỗi tự cuốn, đây là dòng sản phẩm với chất liệu chính là nhôm định hình, phụ kiện nhựa, lưới bằng sợi thủy tinh. Cấu tạo của dòng sản phẩm này là lưới được cuốn vào bên trong lô cuốn(roller) nhờ loxo bố trí bên trong. Ưu điểm của sản phẩm này là giấu được lưới bên trong lô cuốn, lưới có thể căng lại khi bị va đập, hình thức khá bắt mắt, yếu điểm là do hoạt động nhờ hệ thống loxo nên sau khi dùng một thời gian loxo dễ bị mỏi, gẫy dẫn đến độ căng lưới giảm hoặc cửa bị hỏng không dùng được. Loại cửa này không dùng được cho cửa kích thước lớn (phù hợp kích thước nhỏ) không chịu được gió to (hay bị bung lưới).
Cửa chống muỗi loại cao cấp
Vài năm gần đây thị trường có thêm sự xuất hiện của sản phẩm cửa chống muỗi xếp, đây là dòng cửa chống muỗi cao cấp đem đến người sử dụng tính năng độc đáo, lưới xếp thành các nếp (giống quạt giấy) gọn gang, chắc chắn rất bền. Sản phẩm này rất phù hợp khi dùng cho cửa sổ, cửa đi và chịu được gió to và đặc biệt là cửa có thể dùng cho kích thước lớn.

Cửa chống muỗi xếp của Binh Minh
Khung được nhà sản xuất thiết kế đặt riêng (nhẹ, rất cứng) làm bằng nhôm sơn tĩnh điện, hệ thống phụ kiện được sản xuất từ thép mạ kẽm và nhựa HDPE chịu được mọi loại thời tiết. Phù hợp với các chung cư và biệt thự cao cấp, độ thẩm mỹ cao, sang trọng.

Áo tàng hình chống muỗi bảo vệ sức khỏe

Unknown     19:55    

Các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu chế tạo một loại "áo tàng hình" chống muỗi, sau khi phát hiện một số chất tồn tại tự nhiên trên da người có khả năng ngăn chặn loài côn trùng này đánh hơi và tấn công nạn nhân.

Phát triển “áo tàng hình” chống muỗiCác con muỗi cái, vốn phải hút máu để thu nhận một protein cần thiết cho việc tạo trứng phục vụ quá trình sinh sản, có thể ngửi thấy người từ cách xa hơn 30 mét. (Ảnh: Alamy)

Các nhà khoa học tin rằng, nghiên cứu trên có thể tạo ưu thế mới cho nhân loại trong cuộc chiến nhằm loại bỏ những căn bệnh chết người như bệnh sốt rét, vốn cướp đi sinh mạng của gần 1 triệu người trên khắp thế giới mỗi năm.
Phát biểu tại hội nghị và triển lãm của Hiệp hội Hóa học Mỹ, nhà hóa học Ulrich Bernier tuyên bố, không chỉ là sinh vật gây phiền toái, muỗi còn nguy hiểm đối với con người hơn bất kỳ động vật nào khác. Chỉ tính riêng tại Mỹ, muỗi đã làm lây lan các dạng viêm não hiếm gặp cho con người cũng như truyền bệnh giun tim cho chó và mèo.
Theo tiến sĩ Bernier, cách phòng ngừa muỗi đốt chủ yếu hiện nay là dùng thuốc diệt sâu bọ, côn trùng. Các loại thuốc này đã có mặt trên thị trường từ cách đây khá lâu và rất hiệu quả, nhưng nhiều người không thích mùi hương gây khó chịu của chúng.
"Chúng tôi đang khám phá một phương pháp khác biệt, dùng các chất làm suy yếu khả năng đánh hơi của muỗi. Nếu một con muỗi không thể cảm nhận được bữa ăn đã sẵn sàng, chúng sẽ không còn bay vo ve, đậu hay đốt ai nữa", ông Bernier tuyên bố.
Các con muỗi cái, vốn phải hút máu để thu nhận một protein cần thiết cho việc tạo trứng phục vụ quá trình sinh sản, có thể ngửi thấy người từ cách xa hơn 30 mét. Nhà nghiên cứu Bernier giải thích, mùi hương của một người hình thành từ hàng trăm hợp chất trên da. Trong đó, nhiều hợp chất tỏa mùi thông qua mồ hôi và số khác do vi khuẩn tác động.
Để nhận diện những loại hợp chất thu hút muỗi, ông Bernier và các cộng sự tại Trung tâm nghiên cứu côn trùng học thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, đã sử dụng một chiếc lồng muỗi đặc biệt, có một tấm màn chắn.
Họ xịt các hợp chất khác nhau lên một phía của chiếc chuồng và ghi lại những ảnh hưởng đối với việc thu hút muỗi. Một số hợp chất, chẳng hạn như axit lactic - thành phần phổ biến trong mồ hôi người, rõ ràng là thứ hấp dẫn muỗi, lôi kéo tới 90% sinh vật hút máu tới tấm màn chắn. Tuy nhiên, với các hợp chất khác, nhiều con muỗi thậm chí không thèm lượn lại gần hoặc tỏ ra thờ ơ.
Tiến sĩ Bernier cho biết thêm: "Nếu bạn đưa bàn tay vào trong một lồng muỗi mà chúng tôi đã cho thêm một số chất ức chế như trên, hầu như tất cả các con muỗi đều đậu trên bức tường phía sau và thậm chí không nhận ra có bàn tay người ở đó. Chúng tôi gọi đây là hiện tượng mất khứu giác hay suy giảm khả năng ngửi mùi".
Các nhà nghiên cứu đã xác định được một nhóm hóa chất, bao gồm cả 1-methylpiperzine, vô hiệu hóa khả năng đánh hơi con mồi của muỗi. Chúng giúp lý giải tại sao, muỗi thường bay về phía một số người, nhưng "phớt lờ" những người khác.
Những hóa chất trên có một kiểu cấu trúc phân tử xuất hiện trong thành phần của hàng chục loại thuốc và sản phẩm khác. Chúng dường như thích hợp để sử dụng trong mỹ phẩm, kem bôi ngoài da dạng lỏng, quần áo và những sản phẩm khác hiện kết hợp cả thuốc chống muỗi.

©ĐC Showroom: 164 Nguyễn Trãi Thanh Xuân Hà Nội Cửa sổ chống muỗi Hà Nội. Hotline: 0979 887 189 | 091 343 3104 Màn nhựa pvc/ Vnexpress.